Dịch tả lợn Châu Phi

Thứ hai, 11 Tháng 3, 2019 | Cập nhật bởi : Ban Truyền Thông Mai Linh | Danh mục : Tin tức

Ngày 28/2/2019, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng chủ trì hội nghị "Thống nhất các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi"với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương đang xuất hiện dịch.

Báo cáo mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, tính đến ngày 27/2 bệnh dịch tả lợn Châu Phi đã xuất hiện tại 96 hộ, 33 thôn, 20 xã, 13 huyện của 9 tỉnh, thành phố (Điện Biên, Hòa Bình, Hưng Yên, Hà Nội Thái Bình, Hải Phòng, Hải Dương, Thanh Hóa, Hà Nam). Tổng số lợn mắc bệnh và tiêu hủy là hơn 2.300 con.

Ảnh: Dấu hiệu lợn bị nhiễm bệnh (nguồn internet)

Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, dịch tả lợn Châu Phi không lây sang người nhưng rất nguy hiểm vì lây lan rất nhanh, đồng thời không có vắc xin phòng bệnh. Nếu không quyết liệt ngăn chặn sẽ ảnh hưởng lớn đến ngành chăn nuôi. Quan trọng nhất hiện nay là áp dụng đồng bộ các giải pháp tổng hợp, với phương châm "phòng là chính": Điều đáng ngại đối với dịch tả lợn châu Phi là những con nhiễm bệnh do sức đề kháng kém lại rất dễ nhiễm virus của loại bệnh khác mà ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người như tai xanh, cúm, thương hàn…dịch tả lợn châu Phi có thể lây truyền từ lợn sang ruồi, muỗi, chuột, mèo, gà, vịt. Nếu mắc những bệnh này, như bệnh tai xanh chẳng hạn, liên cầu khuẩn tồn tại trong miệng, mũi lợn. Nếu con người với vết trầy xước hoặc vết thương trên tay hay bất kỳ chỗ nào trong quá trình tiếp xúc với lợn sẽ trở thành nơi xâm nhập của vi khuẩn và gây bệnh cho người. Hoặc khi ăn tiết canh, thịt lợn bệnh, chưa nấu chín kỹ, con người cũng nhiễm virus từ lợn.

Ảnh: Lợn chết do nhiễm bệnh (nguồn internet)

1. Đặc điểm chung của Dịch tả lợn châu Phi

 Dịch tả lợn châu Phi (tên tiếng Anh là African swine fever – ASF) là bệnh truyền nhiễm xảy ra do vi rút gây ra. Bệnh có đặc điểm lây lan nhanh và xảy ra ở mọi loài lợn và lợn hoang dã; bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi và mọi loại lợn. Bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng với tỷ lệ chết cao lên đến 100%. Vi rút gây ra bệnh Dịch tả lợn châu Phi (ASFV) có sức đề kháng cao trong môi trường. Lợn khỏi bệnh có khả năng mang vi rút trong thời gian dài, có thể là vật chủ mang trùng suốt đời, do vậy khó có thể loại trừ được bệnh nếu để xảy ra bệnh Dịch tả lợn châu Phi.

 2. Quá trình gây bệnh và lây lan vi rút Dịch tả lợn châu Phi

 – Bệnh dịch tả lợn châu Phi có thời gian ủ bệnh từ 3-15 ngày, ở thể cấp tính thời gian ủ bệnh từ 3-4 ngày.

 – Vi rút Dịch tả lợn châu Phi lây nhiễm qua đường hô hấp và tiêu hóa thông qua sự tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với các vật thể nhiễm vi rút như: chuồng trại, phương tiện vận chuyển, dụng cụ, đồ dùng, quần áo nhiễm vi rút và thức ăn thừa chứa thịt lợn nhiễm bệnh hoặc bị ve mềm cắn.

Nguy cơ lây nhiễm qua vật trung gian của bệnh dịch tả lợn châu Phi

3. Phòng, chống Dịch tả lợn châu Phi

Tuyên truyền về giải pháp quản lý chăn nuôi và an toàn sinh học

- Công tác thống kê đàn gia súc nhằm quản lý tốt việc xuất, nhập lợn; quản lý vận chuyển, giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y…

- Công tác triển khai tháng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc tại các khu vực chăn nuôi, các chợ, điểm buôn bán, giết mổ lợn và các sản phẩm của lợn bằng vôi bột hoặc hóa chất .

- Công tác tổ chức hướng dẫn người chăn nuôi, thú y cơ sở tăng cường theo dõi đàn lợn, áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi (hằng ngày vệ sinh chuồng trại chăn nuôi; vệ sinh tiêu độc khử trùng người, phương tiện ra vào khu vực chăn nuôi; định kỳ phun hóa chất tiêu độc khử trùng toàn bộ khu vực chăn nuôi; hạn chế tối đa việc ra, vào thăm cơ sở chăn nuôi nhất là tại các cơ sở sản xuất giống;…); cần tập trung đối với đàn lợn tại các địa phương giáp biên giới, có phương tiện vận chuyển đến từ nước đang có bệnh Dịch tả lợn Châu Phi và các địa phương có nhiều khách du lịch.

- Tổ chức giám sát chặt chẽ nơi buôn bán, giết mổ, trung chuyển lợn; thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc sau mỗi buổi họp chợ, mỗi ca giết mổ lợn; xây dựng phương án đóng cửa chợ, nơi buôn bán lợn, các sản phẩm của lợn và có các biện pháp xử lý khi phát hiện có vi rút Dịch tả lợn Châu Phi;

- Khi phát hiện có bệnh Dịch tả lợn Châu Phi phải báo cáo ngay cho cơ quan chuyên môn; dừng việc vận chuyển và xử lý ngay lợn, sản phẩm của lợn, kể cả sản phẩm đã qua chế biến chín từ nơi đã xác định dương tính với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi theo đúng quy định của Luật thú y và các Thông tư hướng dẫn thi hành Luật thú y.

* Đặc biệt đối với lợn tai xanh có thể lây nhiễm vi khuẩn từ lợn sang người. Theo đó khi tiếp xúc với lợn bệnh mà con người xuất hiện vết thương hở sẽ bị lây theo. Biểu hiện lây là sốt cao, đau đầu, buồn nôn, xuất huyết ở một số nơi trên cơ thể. Một số trường hợp xuất hiện các triệu chứng nhiễm độc tiêu hóa, nặng hơn là viêm màng não, có nguy cơ tử vong cao.

Ảnh: Tiêu hủy lợn bị nhiễm bệnh (nguồn internet)

** Vì thế tuyệt đối không được chủ quan với dịch tả lợn châu Phi. Dù nó không lây nhiễm trực tiếp sang người nhưng nó ẩn chứa nhiều hệ lụy. Những hộ gia đình chăn nuôi lợn cần thường xuyên vệ sinh, phun thuốc sát trùng tiêu diệt mầm bệnh, ngăn chặn côn trùng và loài gặm nhấm vì chúng có thể mang mầm bệnh từ nơi này sang nơi khác.

Y tế MLC lưu ý tới CBNV Mai Linh thông tin về dịch cúm lợn châu Phi; Hy vọng qua bài viết trên, hy vọng CBNV hiểu và phòng tránh cho bản tân minh và gia đình.

Hà Nội, ngày 05/03/2019

Y Tế Mai Linh

 

Gửi bình luận

Tổng đài taxi toàn quốc 1055