Say nắng - Say nóng: Nguyên nhân và những biện pháp phòng tránh

Thứ năm, 08 Tháng 6, 2017 | Cập nhật bởi : Ngoc Anh | Danh mục : Tin tức

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, các tỉnh Bắc Bộ đang trải qua những ngày nắng nóng kỷ lục. Ngày 4/6, nhiệt độ tại Hà Đông (Hà Nội) đã vượt mọi giá trị lịch sử khi đạt tới mức nhiệt 42.5 độ C. Đây mới chỉ là đợt nóng đầu tiên ở các tỉnh phía Bắc trong năm 2017 và dự báo sẽ còn một vài đợt nóng tiếp theo trong năm. Nhiệt độ thực tế ngoài trời còn luôn ở mức 45-50 độ, thậm chí sát mặt đường bê tông lên tới 60 độ. Trong khi đó, độ ẩm không khí ở mức thấp 40-50% khiến trời nóng như chảo rang. Say nắng, say nóng là hiện tượng rất thường gặp trong mùa hè. Không chỉ có biểu hiện: mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu,... mà còn có thể gây đột quỵ, nếu không xử trí kịp thời có thể để lại các di chứng thần kinh không hồi phục và tử vong. Trong những ngày này, tình trạng các bệnh viện đã quá tải và hơn nữa xảy ra cả tình trạng tử vong vì nắng nóng trong mấy ngày vừa qua .

Chính vì vậy, Y tế MLG sẽ khuyến cáo đến toàn thể CBNV không được chủ quan, cần hiểu rõ và phân biệt được thế nào là say nắng, thế nào là say nóng và biện pháp phòng chống.

1. Nguyên nhân

Nguyên nhân say nắng

Nguyên nhân say nóng

Tiếp xúc lâu ngoài trời nắng (nhất là tia nắng chiếu thẳng vào vùng cổ gáy – nơi có trung khu thân nhiệt è rối loạn thân nhiệt (nhiệt độ trung tâm vượt quá giới hạn an toàn trên 38,5 °C) + mất nước cấp

Tiếp xúc lâu ngoài trời nắng (nhất là tia nắng chiếu thẳng vào vùng cổ gáy – nơi có trung khu thân nhiệt è rối loạn thân nhiệt (nhiệt độ trung tâm vượt quá giới hạn an toàn trên 38,5 °C)+ mất nước cấp

 

Làm việc trong môi trường nóng môi trường nhiệt độ cao nóng bức (hầm lò, trong phòng kín...), hoặc hoạt động thể lực quá sức ở người trẻ (chơi các môn thể thao cường độ cao, làm việc nặng nhọc kéo dài)...

  • Tăng thân nhiệt +mất nước -> trụy tim mạch, rối loạn điện giải nặng; rối loạn chức năng thần kinh, hô hấp -> tử vong
  • Tăng thân nhiệt +mất nước -> trụy tim mạch, rối loạn điện giải nặng; rối loạn chức năng thần kinh, hô hấp -> tử vong
  • Say nắng thường biểu hiện bệnh nặng ngay từ đầu, có thể có nhiều dấu hiệu thần kinh sớm, rất rõ tổn thương có thể hồi phục hoặc không hồi phục. Một số trường hợp có thể có tụ máu dưới màng cứng và trong não
  • Say nóng, tình trạng mất nước toàn thể là chủ yếu.

2. Triệu chứng: Phụ thuộc vào thời gian tiếp xúc với nắng nóng, mắc độ tăng thân nhiệt của cơ thể

- Ở mức độ nhẹ; mệt mỏi, khát nước, hoa mắt chóng mặt, tăng nhịp tim, tăng nhịp thở, hồi hộp đánh chống ngực, chuột rút,…

- Ở mức độ nặng đau đầu dữ dội, khó thở tăng dần, cảm giác buồn nôn hoặc nôn, yếu hoặc liệt nửa người, co giật, ngất xỉu hoặc hôn mê, trụy tim mạch và có thể tử vong.

3. Các bước xử lý:

+ Nếu còn tỉnh táo: Nhanh chóng tiến hành giảm thân nhiệt cho nạn nhân: Chuyển ngay nạn nhân vào chỗ mát, thoáng gió, cởi bỏ bớt quần áo, cho uống nước mát có pha muối (nếu còn tỉnh táo) , chườm lạnh bằng khăn mát hoặc nước đá ở những vị trí có động mạch lớn đi gần ngoài da như nách, bẹn, cổ.

+ Nếu nạn nhân hôn mê, không uống được, nôn sốt cao liên tục kèm theo đau bụng đau ngực khó thở thì nhanh chóng đưa tới cơ sở y tế gần nhất. Trong quá trình vận chuyển vẫn thường xuyên chườm mát cho nạn nhân.

Chú ý: Các triệu chứng đau bụng, đau ngực, khó thở, mê sảng, co giật,… thì phải nhanh chóng chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Trong quá trình vận chuyển vẫn thường xuyên chườm mát cho nạn nhân.

- Tại các trung tâm y tế, nạn nhân sẽ được truyền bù nước và điện giải cũng như các biện pháp hỗ trợ khác. Trong trường hợp nạn nhân sốt cao có thể dùng paracetamol để hỗ trợ hạ sốt. Nếu có co giật phải dùng các thuốc chống co giật cho bệnh nhân. Trường hợp nạn nhân hôn mê có thể phải đặt ống nội khí quản thở máy.

- Nếu cấp cứu không kịp thời, bệnh nhân say nắng say nóng dễ mắc các biến chứng nghiêm trọng như tụt huyết áp, tăng men tim, thủng cơ tim, phù phổi, sặc, kiềm hô hấp, suy thận cấp, hoại tử ống thận cấp, hạ đường huyết, rối loạn đông máu, mất trí nhớ,…

4. Biện pháp phòng tránh:

    • Không nên làm việc quá lâu, quá sức ngoài trời nắng hoặc trong môi trường nóng bức, tránh các hoạt động thể lực quá sức nhất là người già và trẻ em.
    • Uống đầy đủ nước khi trời nắng
    • Đi ra ngoài trời nắng cần trang bị mũ nón, quần áo dài để chống nắng
    • Thường xuyên uống nước dù chưa khát, nên uống nhiều nước pha muối hoặc tốt nhất là uống oresol , nước trái cây.
    • Sau khoảng 45 phút hay 1 tiếng làm việc thì nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát từ 15-20 phút , không làm việc lâu và quá sức trong môi trường nắng nóng.
    • Làm thoáng mát môi trường làm việc, đặc biệt là công xưởng, hầm lò.
    • Đối với lái xe đang trong môi trường máy lạnh trong xe, tăng nhiệt độ trước khi bước ra khỏi xe ra bên ngoài nắng nóng.
    • Nên sử dụng một số thực phẩm phòng, chống say nắng, say nóng hiệu quả như sau:

- Nước dừa, được mệnh danh là siêu thực phẩm với nhiều chất dinh dưỡng như Kali, magie, muối, đường tự nhiên… giúp cơ thể bớt háo nước, vừa giải nhiệt, chống nắng.

- Dưa hấu có nhiều chất dinh dưỡng, vitamin C chống say nắng tốt. Xoài xanh nhiều vitamin C làm tăng hệ miễn dịch phòng cảm lạnh mùa hè. Ngoài ra còn một số khác như: mướp đắng, dưa chuột, bí ngô…

Hy vọng những thông tin trên có thể giúp cho CBNV Mai Linh chúng ta hiểu rõ hơn về say nắng, say nóng, chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống say nắng, say nóng khi thời tiết nắng nắng nóng để bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân mình, gia đình và xã hội.

Y TẾ MLG

vu van thanh 27/04/2019

cho xin noi dung bien phap suc khoe cho cong nhan thi cong tren cong truong. xin cam on

Gửi bình luận

Tổng đài taxi toàn quốc 1055